10 loại côn trùng có hại cho cây trồng thường gặp và cách khắc phục

10 loại côn trùng có hại cho cây trồng thường gặp và cách khắc phục

Việt Nam là quốc gia thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Đây là cơ hội tốt để nhiều loài sinh vật như thực vật, động vật sinh sôi phát triển. Trong đó, các loại côn trùng có hại trong nông nghiệp là nhóm dễ nhân giống nhất. Chúng có thiên thời, địa lợi, nguồn thức ăn dồi dào. Vì vậy, người nông dân phải áp dụng thật nhiều biện pháp để kìm hãm chúng. Dưới đây, Isfh sẽ chia sẻ đến bạn top 10 côn trùng có hại cho cây trồng thường gặp và những giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của chúng.

Côn trùng có hại là gì?

côn trùng có hại cho cây trồng là gì

Các loài côn trùng hay sâu bọ là lớp sinh vật thuộc ngành động vật không xương sống. Trong đó, côn trùng có hại là tất cả những loài gây hại đến cơ sở vật chất, mùa màng, hệ sinh thái và cả sức khỏe của con người.

Với hơn một triệu loài khác nhau, côn trùng được đánh giá là nhóm có số lượng loài nhiều nhất trong sinh vật sống. Bạn có thể tìm thấy chúng ở hầu hết mọi nơi kể cả trong nhà và ngoài môi trường.

Đặc điểm chung của nhóm này là:

  • Cơ thể của chúng phân đoạn và các bộ phận có ghép nối với nhau.
  • Cơ thể đối xứng hai bên.
  • Có sự lột xác để trưởng thành.

Côn trùng có thể được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trên hành tinh trái đất, ngay cả ở những vùng lạnh nhất. Hầu hết chúng sống trên cạn. Một số loài sống ở nước ngọt và một số ít có thể được tìm thấy ở đại dương.

Với loài trên cạn, bạn có thể tìm thấy chúng sinh sôi sâu trong đất, bay trên không trung, bò trên mặt đất. Và chúng có khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm. Những côn trùng có hại trên cạn là loài gây hại chủ yếu trong nông nghiệp. Dưới đây là 10 loại côn trùng có hại cho cây trồng thường gặp nhất trong nông nghiệp.

10 loại côn trùng có hại cho cây trồng

10 loại côn trùng này bạn sẽ rất dễ bắt gặp nếu nhà có một khu vườn trồng rau nhỏ. Cùng tìm hiểu hình dáng, dấu hiệu nhận biết của chúng nhé.

Sâu bướm

Sâu bướm

Sâu bướm là ấu trùng của bướm. Đây là giai đoạn thứ hai trong vòng đời gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng, bướm trưởng thành của bướm.

Đa số sâu bướm sẽ sử dụng các bộ phận của cây như lá, cành, hoa, quả làm thức ăn. Một phần vô cùng nhỏ sẽ ăn rệp vừng.

Rệp

Rệp là một trong những côn trùng có hại cho cây trồng phổ biến nhất. Đây là loài có kích thước nhỏ và sống theo bầy đàn. Đặc điểm hình thể là dẹt, tròn và ngắn. Chúng ký sinh trên các bộ phận của cây để trích hút nhựa, nước và các chất dinh dưỡng trong cây trồng. Chúng thường tập trung vào một số bộ phận như rễ, thân, lá, quả. Hậu quả là làm cây suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển, vàng lá thậm chí chết khô.

Ốc sên

Sên và ốc sên được liệt vào danh sách động vật phá hoại nghiêm trọng. Chúng không chỉ phá hoại bằng cách ăn lá, thân, hoa, quả, củ của các cây trồng ngắn hạn. Vết cắn, chất nhầy của chúng cũng chứa nhiều thành phần cũng như vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng và sức khỏe con người.

Bọ cánh cứng

Bọ cánh cứng

Bọ cánh cứng phá hoại mùa màng có kích thước nhỏ, màu sắc sặc sỡ. Hình dáng của chúng thường là nửa đường tròn. Lớp ngoài của chúng là lớp kitin bảo vệ khá cứng.

Bọ cánh cứng có khả năng di chuyển linh hoạt bằng cách bay và nhảy. Thức ăn của chúng là lá cây. Chúng thường đục lỗ trên lá làm tán lá bị thủng lỗ chỗ. Sự mất nước, đứt mạch dinh dưỡng khiến lá cây dễ dàng bị héo và rụng.

Bọ trĩ

Bọ trĩ có đặc điểm về hình dáng lá mảnh, dáng dài. Tập tính của nó khá giống với rệp là sống theo bầy đàn tại mọ bộ phận của cây. Chúng hút, chích các chất dinh dưỡng, nước trong cây, đồng thời cũng truyền cả virus có hại vào vật chủ. Chúng ưa thích những loài cây hoa và cây ăn quả.

Nhện đỏ – Côn trùng có hại cho cây trồng thường gặp

Nhện đỏ trưởng thành có kích thước chưa tới 1mm. Chúng sống bầy đàn và tập trung ở mặt dưới của lá gần gân lá chính. Chúng sống nhờ hút nhựa và chất dinh dưỡng trong lá. Hậu quả là làm lá cong, vàng, héo và rụng.

Ruồi vàng

Nhện đỏ - Côn trùng có hại cho cây trồng thường gặp

Loài côn trùng này có kích thước từ 5-7mm. Thân hình thon dài, bay khỏe, có màu nâu vàng và nhiều vết đen theo các hình dạng khác nhau. Chúng xuất hiện nhiều ở loại rau ăn quả như đỗ cove, dưa chuột, cà hay cây ăn quả như dưa lê, dưa leo, dưa hấu, cam quýt bưởi.

Ruồi vàng hút nhựa cây, để lại vết cắn đồng thời đẻ trứng vào đó. Sau một thời gian, trứng nở thành ấu trùng gọi là dòi. Ấu trùng này tiếp tục sinh sôi và phá hoại phần ruột quả bên trong.

Ruồi trắng

Ruồi trắng trưởng thành có kích thước khoảng 1.5 mm, đầu hơi vàng và có cánh trắng. Chúng đôi cánh nằm ngang trên lưng, giữa các cánh không có khoảng cách nên gốc cách sẽ tiếp xúc với nhau ở giữa lưng.

Ruồi trắng hút nhựa và dinh dưỡng có trong cây. Đồng thời, lớp dịch mà nó tiết ra sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Kết quả là làm cây chậm lớn, còi cọc, có hình thù kỳ dị.

Bướm đêm 

Bướm đêm

Bướm đêm là loài có kích thước lớn hơn nhiều so với những loài trên. Nó có thể lên tới 4cm. Chúng là loài hoạt động về đêm, thích mùi tinh dầu có trong cam, quýt, bưởi… nên chúng thường phá hoại các loại quả này.

Bọ xít

Bọ xít có kích thước khoảng 1cm. Chúng thường tập trung theo nhóm gồm 4 – 10 con để hút nhựa và chất dinh dưỡng của lá, thân và quả.

Nói chung, cả 10 loại côn trùng này đều gây nên những tác động tiêu cực vô cùng lớn đến sức sống của cây và sản lượng thu hoạch. Do vậy, việc sử dụng các biện pháp kìm hãm không thể không có.

Giải pháp hạn chế côn trùng có hại cho cây trồng

Có nhiều biện pháp để hạn chế sự phát triển, sinh sôi nảy nở của côn trùng có hại cho cây trồng. Thông thường, người nông dân cần kết hợp nhiều biện pháp với nhau để tạo hiệu quả tốt nhất.

Kiểm tra sức khỏe nông trại thường xuyên

Kiêm tra nông trại, ruộng rau thường xuyên để phát hiện kịp thời việc côn trùng ký sinh. Ở những giai đoạn đầu trong vòng đời sinh trưởng, côn trùng dễ bị tiêu diệt hơn và ít làm ảnh hưởng đến cây chủ.

Sử dụng lưới chống côn trùng

Sử dụng lưới chống côn trùng

Sử dụng lưới chống côn trùng là biện pháp phổ biến nhất để bảo vệ cây ăn quả, vườn rau khỏi sự xâm nhập của các loài như ruồi vàng, ruồi trắng, bướm đêm, bọ xít. Lưới chống côn trùng là sản phẩm được ứng dụng nhiều nhất tại các nông trại, nhà kính nông nghiệp có quy mô lớn, bạn có thể liên hệ công ty lưới nông nghiệp Hsia Cheng Woven Textile để tham khảo chi tiết quy trình lắp đặt và bảng giá lưới chống côn trùng.

Mắt sợi lưới nhỏ ngăn chặn được tối đa sự xâm nhập của côn trùng có hại cho cây trồng. Chất lượng của sợi dệt cao, không chỉ ngăn côn trùng mà còn ngăn được những tia độc hại từ ánh sáng mặt trời như UV, tia cực tím, che nắng và điều hòa nhiệt độ. Lưới chống nắng tạo ra một môi trường sạch, thời tiết thuận lợi để cây phát triển toàn diện trong mọi giai đoạn.

Sử dụng loài thiên địch với côn trùng có hại

Thiên địch là những loài động vật có ích. Chúng ăn hoặc làm các loài côn trùng gây hại bị bệnh. Một số loài thiên địch được sử dụng trong canh tác nông nghiệp là nhện, chuồn chuồn, ong, bọ đuôi kìm, bọ ngựa…

Trồng đúng thời vụ

Mỗi loài cây, loài rau tại Việt Nam có những thời điểm “phát triển vàng” khác nhau để có sản lượng tốt nhất. Những loài côn trùng khác nhau thường ký sinh trên một số loài cây cụ thể. Chúng cũng có thời gian sinh sôi thuận lợi khác nhau.

Việc trồng cây lệch với thời điểm phát triển mạnh nhất trong năm của côn trùng sẽ làm giảm tác động tiêu cực của chúng. Tất nhiên, người nhà nông không thể tránh được toàn bộ nên họ phải kết hợp áp dụng nhiều biện pháp.

Vệ sinh nông trại

Vệ sinh nông trại

Tiến hành vệ sinh nông trại với mục đích là dọn sạch những tác nhân gây hại, mầm ủ bệnh, virus mà côn trùng để lại có trong lòng đất, trên mặt đất và trong xác cây trồng. Vệ sinh định kỳ sau mỗi lứa cây trồng giúp tái tạo đất. Tạo điều kiện để cây trồng vụ sau khỏe mạnh hơn.

Sử dụng thuốc trừ sâu

Sử dụng thuốc trừ sâu là biện pháp được nhiều chủ nông trại áp dụng nhất. Hiệu quả của nó mang lại nhanh chóng, đơn giản và không hại đến cây trồng.

Tuy nhiên, thuốc trừ sâu hóa học lại có hại đến người phun và người sử dụng. Do đó, cần tính toán thời gian phun hợp lý để dư lượng hóa học không còn nhiều trên bề mặt của sản phẩm nông nghiệp.

Trên là top 10 côn trùng có hại cho cây trồng phổ biến nhất trong nông nghiệp và các biện pháp để hạn chế sự phát triển của chúng. Với kinh nghiệm canh tác nông nghiệp dày dặn, việc kết hợp giữa lưới chống côn trùng và một vài biện pháp khác sẽ giúp bảo vệ nông trường của bạn tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *